Thực phẩm, rau quả tăng giá: Do khâu phân phối
Trong khi giá nhiều loại thực phẩm, rau củ ở các chợ đầu mối đang có xu hướng giảm nhẹ thì tại các chợ bán lẻ, giá vẫn giữ ở mức cao, thậm chí tăng. Theo các chuyên gia, giá tăng cao do hệ thống phân phối chủ yếu phụ thuộc vào tư thương.
Chợ đầu mối giảm, chợ bán lẻ vẫn tăng
Nhiều chủ hàng tại chợ đầu mối rau quả ở Hà Nội như Long Biên, Dịch Vọng cho biết, giá nhiều loại rau quả có xu hướng giảm giá nhẹ vài trăm đồng đến 1.000 đồng/kg. Nhưng tại các chợ bán lẻ, chợ cóc trên địa bàn Hà Nội, giá vẫn ở mức rất cao, thậm chí còn tăng giá so với tuần trước.
Nhiều mặt hàng rau củ có mức chênh so với giá ở chợ bán buôn tới 15% - 20%, đặc biệt các loại hải sản, sau khi được đưa về các chợ bán lẻ có mức giá tăng trên 25% - 30%.
Tại chợ rau quả Dịch Vọng, chị Hoa, người huyện Hoài Đức cho biết, giá một số loại rau họ cải đã có mức giảm khá mạnh so với một tuần trước do thời tiết ấm và vào chính vụ những ngày qua. Rau cải cúc giá 800 đồng/bó, cải chip 4.000 đồng/mớ, cải mơ 1.000 đồng/bó, cải xoong có giá 4.000 đồng/bó, bắp cải 8.000 đồng/kg. Su su có giá 5.500-6.000 đồng/kg, cải chip 7.000-8.000 đồng/kg. Cải bắp, su hào 5.000-6.000 đồng/củ giờ còn 4.000 đồng/củ.
“Thường sau khi lấy hàng của chúng tôi, những người bán lẻ khi về các chợ sẽ bán với mức giá tăng thêm ít nhất là 3.000 đồng/kg đối với các mặt hàng củ, quả như khoai tây, cà rốt, ớt, su hào, hành tỏi khô. Những nơi đông dân, gần trung tâm và thu nhập người dân cao thì mức giá còn cao hơn nữa”- chị Hoa cho biết.
Theo khảo sát của chúng tôi, chênh lệch giá bán tại các chợ đầu mối và các chợ thường ở mức 15% - 20%, riêng các loại thủy hải sản và thực phẩm mức chênh lệch lên tới 25% - 30%.
Tại chợ Ngô Sĩ Liên, nếu như giá cà chua bán buôn tại các chợ đầu mối là 12.000 đồng/kg, sau khi qua tay các tiểu thương, đã được đẩy lên 18.000 đồng/kg. Dầu ăn Neptune loại 1 lít cũng tăng thêm 2.000 đồng, lên 35.000 đồng/lít.
“Giá cả thì vô cùng, tùy theo mức độ tiêu thụ chợ hàng ngày mà có thể bán với những mức giá khác nhau. Chúng tôi phải dậy từ 3-4 giờ sáng để đi lấy hàng, công phân phối, xăng xe, tiền phí chợ, tiền chỗ ngồi và tính ra cũng không được nhiều nên giá cả hàng hóa tăng là chuyện đương nhiên”- một tiểu thương chợ Nguyễn Công Trứ nói.
Khó giải
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, việc chênh lệch giá từ 25% trở xuống giữa chợ đầu mối và các chợ bán lẻ là chuyện bình thường. Bản thân các doanh nghiệp siêu thị, thậm chí doanh nghiệp nhà nước lớn như Tổng Công ty Thương mại Hà Nội chỉ có 5% thị phần thì khó có thể can thiệp được tất cả các mặt hàng trên thị trường.
Muốn giữ, bình ổn giá được thì doanh nghiệp nhà nước phải chiếm 60%, thậm chí phải 70% thị phần đồng thời thực hiện các hợp đồng chặt chẽ từ quá trình phối hợp tổ chức, thu mua và phân phối với người nông dân. Chỉ khi người nông dân được hưởng lợi trực tiếp từ các thành phẩm của mình, không phải bán hàng qua quá nhiều khâu như hiện nay giá mới ổn định được.
Để tổ chức được hệ thống phân phối thì phải có đất, có tiền, có sự quan tâm của thành phố, các ban ngành. Cả một khu đô thị mới gần chục nghìn người dân ở mà không có khu chợ nào, thì giá không tăng mới lạ.
“Vấn đề ở đây là mạng lưới phân phối của ta quá yếu kém. Phải tạo sân để người nông dân và người tiêu dùng gặp nhau. Cùng là các mặt hàng thiết yếu nhưng sự quan tâm về mặt rau quả không bao giờ được như mặt hàng xăng dầu. Còn thiếu sự quan tâm tới cái ăn của người dân, chưa làm quyết liệt như hiện nay, thì chục năm nữa hệ thống phân phối ở Hà Nội cũng không cải thiện được”- Ông Phú nói.
Theo Tiền Phong
Chợ đầu mối giảm, chợ bán lẻ vẫn tăng
Nhiều chủ hàng tại chợ đầu mối rau quả ở Hà Nội như Long Biên, Dịch Vọng cho biết, giá nhiều loại rau quả có xu hướng giảm giá nhẹ vài trăm đồng đến 1.000 đồng/kg. Nhưng tại các chợ bán lẻ, chợ cóc trên địa bàn Hà Nội, giá vẫn ở mức rất cao, thậm chí còn tăng giá so với tuần trước.
Nhiều mặt hàng rau củ có mức chênh so với giá ở chợ bán buôn tới 15% - 20%, đặc biệt các loại hải sản, sau khi được đưa về các chợ bán lẻ có mức giá tăng trên 25% - 30%.
Tại chợ rau quả Dịch Vọng, chị Hoa, người huyện Hoài Đức cho biết, giá một số loại rau họ cải đã có mức giảm khá mạnh so với một tuần trước do thời tiết ấm và vào chính vụ những ngày qua. Rau cải cúc giá 800 đồng/bó, cải chip 4.000 đồng/mớ, cải mơ 1.000 đồng/bó, cải xoong có giá 4.000 đồng/bó, bắp cải 8.000 đồng/kg. Su su có giá 5.500-6.000 đồng/kg, cải chip 7.000-8.000 đồng/kg. Cải bắp, su hào 5.000-6.000 đồng/củ giờ còn 4.000 đồng/củ.
“Thường sau khi lấy hàng của chúng tôi, những người bán lẻ khi về các chợ sẽ bán với mức giá tăng thêm ít nhất là 3.000 đồng/kg đối với các mặt hàng củ, quả như khoai tây, cà rốt, ớt, su hào, hành tỏi khô. Những nơi đông dân, gần trung tâm và thu nhập người dân cao thì mức giá còn cao hơn nữa”- chị Hoa cho biết.
Theo khảo sát của chúng tôi, chênh lệch giá bán tại các chợ đầu mối và các chợ thường ở mức 15% - 20%, riêng các loại thủy hải sản và thực phẩm mức chênh lệch lên tới 25% - 30%.
Tại chợ Ngô Sĩ Liên, nếu như giá cà chua bán buôn tại các chợ đầu mối là 12.000 đồng/kg, sau khi qua tay các tiểu thương, đã được đẩy lên 18.000 đồng/kg. Dầu ăn Neptune loại 1 lít cũng tăng thêm 2.000 đồng, lên 35.000 đồng/lít.
“Giá cả thì vô cùng, tùy theo mức độ tiêu thụ chợ hàng ngày mà có thể bán với những mức giá khác nhau. Chúng tôi phải dậy từ 3-4 giờ sáng để đi lấy hàng, công phân phối, xăng xe, tiền phí chợ, tiền chỗ ngồi và tính ra cũng không được nhiều nên giá cả hàng hóa tăng là chuyện đương nhiên”- một tiểu thương chợ Nguyễn Công Trứ nói.
Khó giải
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, việc chênh lệch giá từ 25% trở xuống giữa chợ đầu mối và các chợ bán lẻ là chuyện bình thường. Bản thân các doanh nghiệp siêu thị, thậm chí doanh nghiệp nhà nước lớn như Tổng Công ty Thương mại Hà Nội chỉ có 5% thị phần thì khó có thể can thiệp được tất cả các mặt hàng trên thị trường.
Muốn giữ, bình ổn giá được thì doanh nghiệp nhà nước phải chiếm 60%, thậm chí phải 70% thị phần đồng thời thực hiện các hợp đồng chặt chẽ từ quá trình phối hợp tổ chức, thu mua và phân phối với người nông dân. Chỉ khi người nông dân được hưởng lợi trực tiếp từ các thành phẩm của mình, không phải bán hàng qua quá nhiều khâu như hiện nay giá mới ổn định được.
Để tổ chức được hệ thống phân phối thì phải có đất, có tiền, có sự quan tâm của thành phố, các ban ngành. Cả một khu đô thị mới gần chục nghìn người dân ở mà không có khu chợ nào, thì giá không tăng mới lạ.
“Vấn đề ở đây là mạng lưới phân phối của ta quá yếu kém. Phải tạo sân để người nông dân và người tiêu dùng gặp nhau. Cùng là các mặt hàng thiết yếu nhưng sự quan tâm về mặt rau quả không bao giờ được như mặt hàng xăng dầu. Còn thiếu sự quan tâm tới cái ăn của người dân, chưa làm quyết liệt như hiện nay, thì chục năm nữa hệ thống phân phối ở Hà Nội cũng không cải thiện được”- Ông Phú nói.
Theo Tiền Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét