Giá thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu tăng từ 5 đến 50% trong tháng qua khiến nhiều người không thoát khỏi cảm giác bị "móc túi" mỗi lần đi chợ.>Thực phẩm vẫn tiếp đà tăng giá
Những ngày này, mỗi lần cầm trên tay 200.000 đồng ra chợ Mỹ Đình mua đồ ăn hằng ngày cho gia đình, chị Huyền ở Mai Dịch cứ tần ngần, nhẩm tỉnh mua thứ gì để đủ bữa ăn mà không vượt số tiền mang theo. Chị Huyền cho biết, từ đầu tháng nay mỗi khi đi chợ thấy tiêu hết tiền mà vẫn chẳng mua được gì nhiều.
Chị Huyền kể, ngày trước nguyên tiền thức ăn cho 4 người chỉ tiêu khoảng hơn 100.000 đồng một ngày mà nay, cũng những thứ như vậy, số tiền phải mất thêm trung bình 30% nữa. Chưa kể mắm muối, dầu ăn, đường, bột ngọt đều tăng, cộng với ít hoa quả, bánh trái, vài trăm nghìn trong tay tiêu vèo cái đã hết.
"Lương thì chưa tăng, mà giá thì cứ tăng vù vù thế này thì biết lấy gì mà nuôi con nhỏ, người lớn thì có thể cắn răng buộc bụng được chứ mấy đứa trẻ con phải đảm bảo chế độ ăn uống", chị Huyền nói.
Không riêng gì chị Huyền mà nhiều bà nội trợ khác cũng đắn đo, cân nhắc khi ra chợ chọn mua thực phẩm. Nhiều người cứ nâng lên, đặt xuống và đành lòng mua vì không thể nhịn ăn, chỉ có điều không dám mua nhiều như trước.
Chị Trang, ở Chùa Láng than thở, trước kia thì mua 5 -7 lạng thịt cho gia đình thì nay giảm một nửa. "Mấy hôm đại lễ giá thịt tăng vì lý do cấm xe, cấm đường, nay có cấm đường nữa đâu mà giá cả còn tăng hơn, cứ đà này không biết đến Tết còn tăng kiểu gì nữa", chị nói.
Hay như trường hợp của Thành, mới tốt nghiệp đi làm ở một công ty tư nhân, ở trọ cùng với một người bạn, một tháng mỗi người đóng 500.000 đồng tiền ăn buổi tối vì bữa trưa ăn tại cơ quan nhưng với tình hình này thì đã phải đóng thêm 200.000 đồng mỗi người mà vẫn chưa ổn.
“Lương tháng chỉ được ba triệu đồng, mỗi tháng mẹ ở quê gửi thêm gạo và đồ ăn lên nhưng vẫn không đủ chi tiêu. Giá rau quả là mặt hàng tăng nhiều nhất, vừa rồi giá gas lại tăng thêm 25.000 đến 30.000 đồng một bình 12kg", Thành chia sẻ.
Khảo sát của VnExpress tại các chợ đầu mối và bán lẻ Hà Nội nửa đầu tháng 11 cho thấy, giá cả hầu hết thực phẩm, nhất là hàng tươi sống đều tăng mạnh so với cùng kỳ tháng 10. Rau củ tăng phổ biến 20-50%, thậm chí có loại tăng 100% do trái mùa, thời tiết rét cộng sương muối và giá phân bón tăng.
Cụ thể, tại một số chợ ở Hà Nội như Thành Công, Vĩnh Hồ, Khương Trung, Nhân Chính, Mỹ Đình giá các loại rau củ, thịt gia súc tươi sống tăng từ 5.000 đến gần 30.000 đồng một kg so với tháng trước.
Theo đó, cà chua, cà rốt 20.000 đồng một kg, tăng 5.000 đồng. Thịt lợn thăn 80.000 đồng một kg, thịt ba chỉ 75.000 đồng, tăng 20.000 đến 30.000 đồng, thịt bò 140.000 đồng đến 160.000 đồng một kg tùy loại, đắt hơn trước 20.000 đồng, trứng gà công nghiệp 25.000 đồng một chục, tăng 5.000 đồng.
Lý giải điều này, hầu hết các chủ cửa hàng, sạp thực phẩm cho biết, thời tiết lũ lụt miền Trung, mất mùa miền Bắc, dịch bệnh gia súc trong thời gian qua khiến hàng khan hiếm. Từ hơn một tháng nay, lợn bị dịch bệnh miền Bắc nên phải nhập thịt lợn từ miền Nam về bán. Cứ ba ngày mới có một chuyến hàng do vậy giá thịt lợn mới tăng cao.
Trà Phương
Những ngày này, mỗi lần cầm trên tay 200.000 đồng ra chợ Mỹ Đình mua đồ ăn hằng ngày cho gia đình, chị Huyền ở Mai Dịch cứ tần ngần, nhẩm tỉnh mua thứ gì để đủ bữa ăn mà không vượt số tiền mang theo. Chị Huyền cho biết, từ đầu tháng nay mỗi khi đi chợ thấy tiêu hết tiền mà vẫn chẳng mua được gì nhiều.
Chị Huyền kể, ngày trước nguyên tiền thức ăn cho 4 người chỉ tiêu khoảng hơn 100.000 đồng một ngày mà nay, cũng những thứ như vậy, số tiền phải mất thêm trung bình 30% nữa. Chưa kể mắm muối, dầu ăn, đường, bột ngọt đều tăng, cộng với ít hoa quả, bánh trái, vài trăm nghìn trong tay tiêu vèo cái đã hết.
"Lương thì chưa tăng, mà giá thì cứ tăng vù vù thế này thì biết lấy gì mà nuôi con nhỏ, người lớn thì có thể cắn răng buộc bụng được chứ mấy đứa trẻ con phải đảm bảo chế độ ăn uống", chị Huyền nói.
Không riêng gì chị Huyền mà nhiều bà nội trợ khác cũng đắn đo, cân nhắc khi ra chợ chọn mua thực phẩm. Nhiều người cứ nâng lên, đặt xuống và đành lòng mua vì không thể nhịn ăn, chỉ có điều không dám mua nhiều như trước.
Chị Trang, ở Chùa Láng than thở, trước kia thì mua 5 -7 lạng thịt cho gia đình thì nay giảm một nửa. "Mấy hôm đại lễ giá thịt tăng vì lý do cấm xe, cấm đường, nay có cấm đường nữa đâu mà giá cả còn tăng hơn, cứ đà này không biết đến Tết còn tăng kiểu gì nữa", chị nói.
Hay như trường hợp của Thành, mới tốt nghiệp đi làm ở một công ty tư nhân, ở trọ cùng với một người bạn, một tháng mỗi người đóng 500.000 đồng tiền ăn buổi tối vì bữa trưa ăn tại cơ quan nhưng với tình hình này thì đã phải đóng thêm 200.000 đồng mỗi người mà vẫn chưa ổn.
“Lương tháng chỉ được ba triệu đồng, mỗi tháng mẹ ở quê gửi thêm gạo và đồ ăn lên nhưng vẫn không đủ chi tiêu. Giá rau quả là mặt hàng tăng nhiều nhất, vừa rồi giá gas lại tăng thêm 25.000 đến 30.000 đồng một bình 12kg", Thành chia sẻ.
Khảo sát của VnExpress tại các chợ đầu mối và bán lẻ Hà Nội nửa đầu tháng 11 cho thấy, giá cả hầu hết thực phẩm, nhất là hàng tươi sống đều tăng mạnh so với cùng kỳ tháng 10. Rau củ tăng phổ biến 20-50%, thậm chí có loại tăng 100% do trái mùa, thời tiết rét cộng sương muối và giá phân bón tăng.
Cụ thể, tại một số chợ ở Hà Nội như Thành Công, Vĩnh Hồ, Khương Trung, Nhân Chính, Mỹ Đình giá các loại rau củ, thịt gia súc tươi sống tăng từ 5.000 đến gần 30.000 đồng một kg so với tháng trước.
Theo đó, cà chua, cà rốt 20.000 đồng một kg, tăng 5.000 đồng. Thịt lợn thăn 80.000 đồng một kg, thịt ba chỉ 75.000 đồng, tăng 20.000 đến 30.000 đồng, thịt bò 140.000 đồng đến 160.000 đồng một kg tùy loại, đắt hơn trước 20.000 đồng, trứng gà công nghiệp 25.000 đồng một chục, tăng 5.000 đồng.
Lý giải điều này, hầu hết các chủ cửa hàng, sạp thực phẩm cho biết, thời tiết lũ lụt miền Trung, mất mùa miền Bắc, dịch bệnh gia súc trong thời gian qua khiến hàng khan hiếm. Từ hơn một tháng nay, lợn bị dịch bệnh miền Bắc nên phải nhập thịt lợn từ miền Nam về bán. Cứ ba ngày mới có một chuyến hàng do vậy giá thịt lợn mới tăng cao.
Trà Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét