Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Xôn xao chuyện 'báo giá nữ sinh viên làm gái bao'

"Trung bình giá một nữ sinh làm gái bao là khoảng 10 vạn tệ/năm (280 triệu VNĐ), trong đó có nữ sinh của những trường lên tới 50 vạn/năm. Trường càng danh tiếng về trí tuệ và sắc đẹp thì giá càng cao", bản báo giá viết.

“Nữ sinh làm gái bao” từ lâu vốn đã là chủ đề được đề cập với tần suất cao và được xã hội rất quan tâm. Nhưng nếu như thật sự xuất hiện “báo giá nữ sinh làm gái bao” thì đây quả là tiếng chuông báo động về những tệ nạn trong xã hội đang ngày càng nở rộ dưới nhiều hình thức.

“Hóa ra bằng cấp cũng còn có tác dụng khác”

Đó là lời nhận xét của không ít cư dân mạng khi tận mắt chứng kiến “báo giá của nữ sinh làm gái bao” được tung lên mạng. Trong báo giá này có ghi đầy đủ mức học phí và sinh hoạt phí của những nữ sinh chấp nhận làm “gái bao hoặc vợ lẽ” hiện là sinh viên của các trường đại học tại Thượng Hải (Trung Quốc), nhằm đáp ứng cho những đại gia có nhu cầu.

Hầu hết danh sách các trường đại học danh tiếng của Thượng Hải đều được liệt kê và báo giá tăng dần so với mức độ hot của nữ sinh trong các trường học đó. Điểm qua một vài con số có thể thấy, trung bình báo giá của một nữ sinh làm gái bao là khoảng hơn 10 vạn/ năm (tương đương 280 triệu VNĐ), trong đó có nữ sinh của những trường lên tới 50 vạn/năm. Những trường càng danh tiếng về trí tuệ và sắc đẹp thì giá càng cao.

Nữ sinh lên tiếng “đây không phải sự thật”

Sau khi báo giá này được tung lên mạng thì rất nhiều nữ sinh của các trường đại học trên đã lên tiếng bất bình phản đối và cho rằng đây là “trò đùa ác” của ai đó. Quan điểm của họ là: "Nữ sinh trở thành vợ bé hay gái bao chúng ta vốn đã được nghe nhàm tai, thực tế là ai cũng có tính tò mò và rất thích lưu tâm tới những vấn đề “xấu xa” của người khác. Nhưng chúng tôi ngần ấy năm trong trường đại học chưa từng biết có chuyện báo giá lộ liễu như vậy.


Những lời đồn về nữ sinh trở thành gái bao của đại gia không hiếm nhưng đấy không phải là số đông. Tôi không tin có người lại có kinh nghiệm từng trải hoặc là có đủ thời gian và năng lực để đi thống kê những thông tin đó. Đây cũng là minh chứng cho quan điểm “không phải điều gì bạn nhìn tận mắt trên thế giới ảo đều đúng".


(hinh` minh ho.a)

Nhưng cũng có những cư dân mạng cho rằng: Chẳng ai dại gì đi “vạch áo cho người xem lưng” khi tự nhận “giá trị” của mình được xác minh trên báo giá đó. “Họ chẳng qua là trung tâm môi giới muốn kiếm tiền nhờ dịch vụ này, họ đã ghi hẳn mục đích môi giới và kèm theo ảnh chân dung các nữ sinh đó chưa đủ thuyết phục sao?”, một dân mạng phản bác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét